Ép Cao Tần

Không lời hoa mỹ, chỉ sản phẩm hoàn mỹ !

Ép Cao Tần

  • 209
  • Liên hệ

Ép cao tầng hay còn gọi là ép nhiệt cao tần (High Frequency Transfer Pressing), là công nghệ sử dụng sóng cao tần (Radio Frequency – RF 24 kilohertz) để làm nóng chảy nguyên vật liệu. Cơ chế hoạt động của công nghệ này tương tự như lò vi sóng: sóng cao tần tác động lên vật liệu bằng cách làm các phân tử dao động mạnh, từ đó tạo ra nhiệt lượng bên trong vật liệu.

 

Ép cao tầng hay còn gọi là ép nhiệt cao tần (High Frequency Transfer Pressing), là công nghệ sử dụng sóng cao tần (Radio Frequency – RF 24 kilohertz) để làm nóng chảy nguyên vật liệu. Cơ chế hoạt động của công nghệ này tương tự như lò vi sóng: sóng cao tần tác động lên vật liệu bằng cách làm các phân tử dao động mạnh, từ đó tạo ra nhiệt lượng bên trong vật liệu.

Kết hợp với hệ thống khí nén tạo lực ép từ bên ngoài, các lớp vật liệu được nén chặt và liên kết với nhau một cách chắc chắn, đồng đều, đúng theo thiết kế mong muốn.

Công nghệ ép cao tần thường được ứng dụng cùng với các kỹ thuật in như in lụa, in foil để làm nổi bật phần logo, họa tiết hoặc điểm nhấn trên sản phẩm. Đặc biệt, phương pháp này cho phép giữ nguyên màu sắc và kết cấu gốc của vật liệu, trong khi vẫn làm nổi bật được hình ảnh hoặc chi tiết cần thiết – một giải pháp lý tưởng trong thiết kế sản phẩm cao cấp

Đặc điểm nổi bật

  • Sử dụng sóng cao tần để làm nóng vật liệu từ trong ra ngoài, giúp kết dính hiệu quả
  • Thời gian ép rất nhanh (từ vài giây đến một phút).
  • Máy ép cao tần thường đi kèm với hệ thống điều khiển tự động, có thể tạo hình khuôn theo từng loại sản phẩm.

Ưu điểm

  • Tạo hiệu ứng 3D, sắc sảo và vô cùng bắt mắt,
  • Chất lượng kết dính tốt, đồng đều, ít lỗi do cháy bề mặt hoặc bong keo.
  • Thích hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau như vai Poli,

Yêu cầu về nhiệt độ

  • Sóng cao tần không truyền nhiệt trực tiếp mà làm nóng từ trường nội tại của vật liệu → nhiệt độ thực tế phụ thuộc vào tần số sóng và đặc tính của vật liệu.
  • Nhiệt độ sinh ra khi ép có thể dao động từ 60°C – 120°C, nhưng tốc độ tăng nhiệt rất nhanh, chỉ vài giây để đạt ngưỡng cần thiết.
  • Không cần nhiệt độ ngoài quá cao như trong ép nóng (thường từ 150 – 180°C).

Nguyên vật liệu sử dụng trong công nghệ ép cao tần

• Vật liệu ép đa dạng:
Công nghệ ép cao tần có thể áp dụng trên nhiều loại chất liệu và bề mặt khác nhau, bao gồm:

  • Vải dày, vải nylon – thường dùng trong may mặc, đồng phục kỹ thuật, thời trang thể thao.
  • Balo, túi xách, ví da – ép logo, họa tiết trang trí hoặc nhãn thương hiệu.
  • Nhãn vải & tem ép nhiệt – sử dụng cho quần áo, giày dép, phụ kiện.
  • Vật liệu phản quang – mang lại hiệu ứng an toàn và nổi bật trong điều kiện thiếu sáng.
  • Dây ruy băng (ribbon) – ép logo thương hiệu hoặc họa tiết trang trí tinh tế.
  • Ép nổi (emboss) và ép chìm (deboss) – tạo hiệu ứng 3D cao cấp, sắc nét và bền vững.
Sản phẩm cùng loại